Cách Nhận Biết Tôn Đông Á Thật
Hiện nay có một số đơn vị cung cấp sản phẩm tôn nhái, tôn giả, tôn kém chất lượng “nhái” thương hiệu Đông Á làm ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Để tránh việc mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tôn Đông Á.
Chúng tôi xin gợi ý một số kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng nhận biết tôn Đông Á thật một cách chính xác và nhanh chóng.
1. Quan sát dòng in vi tính in trên tấm tôn
Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Đó là quan sát dòng in vi tính trên cuộn tôn. Tôn Đông Á thật sẽ có logo và thông tin kích thước, quy cách sản phẩm được ghi rất rõ ràng, không bị nhòe, mờ hoặc bôi xóa.
Bạn kiểm tra và đối chiếu mã số của các cuộn tôn với các thông số mà nhà sản xuất tôn Đông Á cung cấp.
2. Gửi mẫu tôn kiểm định về nhà sản xuất
Tôn kém chất lượng, tôn nhái thương hiệu thường có giá thấp hơn nhiều so với giá bán tại các đại lý phân phối chính hãng khoảng 10-15% trên mỗi đơn giá. Trong trường hợp không phân biệt được bằng mắt thường, bạn có thể gửi mẫu tôn về nhà máy hoặc đại lý chính thức tôn Đông Á để kiểm tra. Lượng tôn gửi phải ít nhất 0,5 mm tôn và thời gian kiểm định thường khoảng 3-4 ngày làm việc.
3. Đọc ký hiệu MSC để biết tôn giả
Thủ thuật cán mỏng tôn hơn của các cơ sở sản xuất nhỏ nhằm “bịt mắt” người tiêu dùng. Thuật ngữ chỉ việc gian lận độ dày tôn mà giới buôn tôn thường gọi là “tôn âm”. Bình thường, độ dày của tôn có dung sai +/- 0,02mm. Tuy nhiên, thực tế bạn có thể bị mua phải tôn 0,35mm nhưng độ dày thực chỉ 0,28mm hoặc mỏng hơn.
Bạn không nên mua tôn có ký hiệu “MSC” trong chuỗi mã số in ở mặt sau tấm tôn. Đây là ký hiệu “ngầm” của giới buôn “tôn âm”, bạn biết điều này để tránh việc bị mua phải tôn giả
4. Đo độ dày tôn
Đo độ dày tôn và so sánh với độ dày tiêu chuẩn mà sản xuất tôn Đông Á cung cấp là cách hiệu quả. Bạn có thể dùng các máy đo chuyên dụng palmer để kiểm tra độ dày tấm tôn một cách dễ dàng.
5. Cân tôn để so sánh trọng lượng chuẩn
Người dùng có thể mua tôn theo cân hoặc yêu cầu chủ cửa hàng cân tôn lên để đối chiếu. Trọng lượng mỗi mét “tôn âm” thường nhẹ hơn nhiều so với 1 mét tôn chuẩn. Chẳng hạn như tôn lạnh màu khổ 1.200 mm, độ dày sau mạ 0,4mm thì nặng khoảng từ 3,3 đến 3,5kg, nhưng tôn giả thường nhẹ hơn ít nhất 0,4 đến 0,5 kg.
Kiểm tra lại sản phẩm khi giao nhận
Khi bạn xem tôn tại cửa hàng, chủ cơ sở kinh doanh có thể đưa cho bạn xem mẫu tôn chính hãng và hẹn bạn sẽ vận chuyển đến công trình sau. Tôn có thể bị đánh tráo bằng tôn nhái, tôn mỏng hơn. Bạn nên cẩn thận kiểm tra lại lần nữa khi nhận tôn tại công trình.
Cập nhật Bảng Giá Tôn Đông Á